Điện công nghiệp

Thứ năm - 01/08/2024 11:54
Tên nghề: Điện công nghiệp
Mã nghề: 6520227
Trình độ đào tạo: Cao đẳng
Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học phổ thông hoặc tương đương;
Số lượng môn học, mô đun đào tạo: 26
Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Bằng tốt nghiệp Cao đẳng  
Thời gian đào tạo: 2,5 năm
Số tín chỉ: 101 tín chỉ.

1. Mục tiêu đào tạo:
1.1. Mục tiêu chung:
Điện công nghiệp trình độ cao đẳng là ngành, nghề mà người hành nghề chuyên thiết kế, lắp đặt, kiểm tra, bảo ỡng, sửa chữa hệ thống điện và các thiết bị điện công nghiệp đạt yêu cầu kỹ thuật và đảm bảo an toàn, đáp ứng yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
Người làm việc trong lĩnh vực ngành, nghề Điện công nghiệp trực tiếp tham gia thiết kế, lắp đặt, vận hành, bảo trì, bảo ỡng và sửa chữa tủ điện, máy điện, dây chuyền sản xuất và các thiết bị điện trong các công ty sản xuất và kinh doanh như: nhà máy, xí nghiệp, tòa nhà… trong điều kiện an toàn. Họ có thể đảm nhiệm vai trò, chức trách của cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật trong các cơ sở sản xuất, cơ quan, đơn vị kinh doanh, tự tổ chức và làm chủ cơ sở sản xuất, sửa chữa thiết bị điện.
Để hành nghề, người lao động phải có sức khỏe và đạo đức nghề nghiệp tốt, có đủ kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghề đáp ứng với vị trí công việc; giải quyết được các công việc một cách chủ động, giao tiếp và phối hợp làm việc theo tổ, nhóm, tổ chức và quản lý quá trình sản xuất, bồi dưỡng kèm cặp được công nhân bậc thấp tương ứng với trình độ quy định.
Người làm trong lĩnh vực Điện công nghiệp cần thường xuyên học tập nâng cao trình độ chuyên môn, rèn kỹ năng giao tiếp bằng ngoại ngữ, mở rộng kiến thức xã hội; rèn luyện tính cẩn thận, chi tiết, rõ ràng; xây dựng ý thức nghề và sự say mê nghề nghiệp.
1.2. Mục tiêu cụ thể:
1.2.1. Kiến thức, kỹ năng
+ Kiến thức:
- Trình bày được những tiêu chuẩn đảm bảo an toàn lao động, an toàn điện cho người và thiết bị;
- Trình bày được cấu tạo, nguyên lý hoạt động, tính chất, ứng dụng của các thiết bị điện, khí cụ điện và vật liệu điện;
- Trình bày được các phương pháp đo các thông số và các đại lượng cơ bản của mạch điện;
- Nêu các khái niệm, định luật, định lý cơ bản trong mạch điện một chiều, xoay chiều, xoay chiều ba pha;
- Phân tích được các ký hiệu quy ước trên bản vẽ điện;
- Mô tả được cấu tạo, nguyên lý làm việc của máy điện;
- Trình bày được các tiêu chuẩn kỹ thuật của các nhóm vật liệu điện thông dụng theo tiêu chuẩn Việt Nam và tiêu chuẩn IEC;
- Trình bày được các khái niệm về các tiêu chuẩn ISO 9001:2015;
- Trình bày được phương pháp tính toán các thông số, quấn dây hoàn thành máy biến áp công suất nhỏ theo đúng yêu cầu;
- Phân tích được sơ đồ nguyên lý hệ thống điện của các máy công cụ như máy tiện, máy phay, máy khoan, máy bào và các máy sản xuất như băng tải, cầu trục, thang máy, lò điện...;
- Phân tích được nguyên lý của các loại cảm biến; các mạch điện cảm biến;
- Trình bày được nguyên lý của hệ thống cung cấp truyền tải điện;
- Nhận dạng được các thiết bị điện cơ trong hệ truyền động điện;
- Trình bày được nguyên tắc và phương pháp điều khiển tốc độ của hệ truyền động điện;
- Phân tích được cấu tạo, nguyên lý của một số thiết bị điển hình như soft stater, inverter, các bộ biến đổi;
- Trình bày được cấu tạo, ký hiệu, tính chất, ứng dụng các linh kiện thụ động;
- Trình bày được cấu tạo, ký hiệu, tính chất, ứng dụng các linh kiện bán dẫn, các cách mắc linh kiện trong mạch điện, cách xác định thông số kỹ thuật của linh kiện;
- Trình bày được cấu tạo một số mạch điện tử đơn giản ứng dụng linh kiện điện tử và nguyên lý hoạt động của chúng;
- Mô tả được cách sử dụng các thiết bị đo, các thiết bị hàn;
- Trình bày được cấu tạo, nguyên lý hoạt động của các linh kiện điện tử công suất;
- Trình bày được các qui trình trong bảo trì, thay thế các linh kiện điện tử công suất đạt tiêu chuẩn kỹ thuật;
- Trình bày được cấu trúc và nguyên lý hoạt động của hệ điều khiển lập trình PLC của các hãng khác nhau;
- Trình bày được cấu trúc và nguyên lý làm việc của các hệ thống điều khiển giám sát SCADA (Supervision Control And Data Acquisition) trong công nghiệp;
- So sánh được ưu nhược điểm của bộ điều khiển PLC với các hệ thống;
- Mô tả được cấu trúc các phần chính của hệ thống điều khiển: ngôn ngữ, liên kết, định thời của các loại PLC khác nhau;
- Phân tích được nguyên lý, cấu tạo của hệ thống điều khiển điện khí nén;
- Trình bày được khái niệm, vai trò và phân loại mạng truyền thông công nghiệp;
- Trình bày được nội dung cơ bản trong cơ sở kỹ thuật truyền thông: Chế độ truyền tải, cấu trúc mạng, kiến trúc giao thức, truy nhập bus, bảo toàn dữ liệu, mã hóa bit, kỹ thuật truyền dẫn;
- Trình bày được các thành phần cơ bản của hệ thống mạng;
- Trình bày được các đặc điểm cấu trúc cơ bản của một số hệ thống bus tiêu biểu: Profibus, CAN, Modbus, Interbus, AS-i, Ethernet;
- Phân tích được các loại bản vẽ thiết kế, lắp đặt của các hệ thống điện;
- Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.
+ Kỹ năng:
- Đọc được các ký hiệu quy ước trên bản vẽ điện;
- Tính toán được thông số, quấn dây hoàn thành máy biến áp công suất nhỏ theo đúng yêu cầu;
- Lắp đặt thành thạo các hệ thống để bảo vệ an toàn trong công nghiệp và dân dụng;
- Nhận dạng, lựa chọn và sử dụng đúng tiêu chuẩn kỹ thuật các nhóm vật liệu điện thông dụng theo tiêu chuẩn Việt Nam và tiêu chuẩn IEC;
- Tổ chức thực hiện được công tác an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp và sơ, cấp cứu được người bị điện giật đúng phương pháp;
- Xác định và phân loại được các loại vật liệu điện, khí cụ điện và thiết bị điện cơ bản;
- Tính chọn được các loại vật liệu điện, khí cụ điện và thiết bị điện cơ bản;
- Tháo lắp được các loại vật liệu điện, khí cụ điện;
- Đo được các thông số và các đại lượng cơ bản của mạch điện;
- Tính toán được các thông số kỹ thuật trong mạch điện một chiều, xoay chiều, xoay chiều ba pha ở trạng thái xác lập và quá độ;
- Vẽ và phân tích được sơ đồ dây quấn stato của động cơ không đồng bộ một pha, ba pha;
- Tính toán, quấn lại được động cơ một pha, ba pha bị hỏng theo số liệu có sẵn;
- Tính toán thông số, quấn được dây hoàn thành máy biến áp công suất nhỏ theo đúng yêu cầu;
- Lắp đặt, vận hành, bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa được máy điện theo yêu cầu;
- Tháo lắp và sửa chữa được các khí cụ điện đúng theo thông số của nhà sản xuất;
- Xác định và sửa chữa được các hư hỏng của thiết bị điện gia dụng theo tiêu chuẩn nhà sản xuất;
- Lắp đặt được hệ thống chiếu sáng cho hộ gia đình theo bản vẽ thiết kế;
- Xây dựng và kiểm soát được hệ thống quy trình ISO trong công xưởng hoặc nhà máy;
- Lắp đặt, sửa chữa được các mạch mở máy, dừng máy cho động cơ 3 pha, 1 pha, động cơ một chiều;
- Lắp ráp được các mạch bảo vệ và tín hiệu;
- Lắp ráp, sửa chữa được các mạch điện máy cắt gọt kim loại như: mạch điện máy khoan, máy tiện, phay, bào, mài...và các máy sản xuất như cầu trục, thang máy, lò điện...;
- Lắp ráp, cài đặt được các mạch điện cảm biến;
- Sửa chữa, thay thế được các mạch điện cảm biến;
- Tính, chọn được dây dẫn, bố trí hệ thống điện phù hợp với điều kiện làm việc, mục đích sử dụng trong một tòa nhà, phân xưởng hoặc nhà máy;
- Tính, chọn được nối đất và chống sét cho đường dây tải điện và các công trình phù hợp với điều kiện làm việc theo TCVN và Tiêu chuẩn IEC về điện;
- Lắp đặt được đường dây cung cấp điện cho một tòa nhà, phân xưởng phù hợp với yêu cầu và đạt tiêu chuẩn;
- Tính, chọn được động cơ điện phù hợp cho một hệ truyền động điện không điều chỉnh và có điều chỉnh;
- Xác định được các linh kiện trên sơ đồ mạch điện và thực tế. Vẽ, phân tích các sơ đồ mạch điện cơ bản ứng dụng linh kiện điện tử;
- Sử dụng thành thạo các thiết bị đo để đo, kiểm tra các linh kiện điện tử, các thành phần của mạch điện, các tham số của mạch điện;
- Hàn và tháo lắp thành thạo các mạch điện tử;
- Kiểm tra được chất lượng các linh kiện điện tử công suất trong bảo trì, thay thế các linh kiện điện tử công suất cơ bản;
- Kết nối thành thạo PLC với PC và với các thiết bị ngoại vi;
- Viết chương trình cho các loại PLC khác nhau đạt yêu cầu kỹ thuật;
- Lắp ráp, sửa chữa được các mạch điều khiển điện khí nén trong công nghiệp như dây truyền phân loại sản phẩm, hệ thống nâng hạ…;
- Vận hành được mạch theo nguyên tắc, theo qui trình đã định;
- Lập được kế hoạch bảo trì hợp lý, đảm bảo an toàn và vệ sinh công nghiệp;
- Thiết kế được các ứng dụng SCADA trong các hệ thống điều khiển công nghiệp;
- Lập trình điều khiển giám sát được các hệ thống điều khiển trong công nghiệp;
- Tháo, lắp được bộ cảm biến và bộ phận/phần tử trong hệ thống tự động hóa, thay thế và hiệu chỉnh các phần tử;
- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; khai thác, xử lý, ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc chuyên môn của ngành, nghề;
- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề.
1.2.2. Mức độ tự chủ và trách nhiệm
- Tuân thủ, nghiêm túc thực hiện học tập và nghiên cứu, tìm hiểu môi trường làm việc để nâng cao trình độ kiến thức chuyên môn nghề nghiệp, kỹ năng trong tổ chức các hoạt động nghề nghiệp, đáp ứng đòi hỏi trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước;
- Có đủ sức khỏe, tâm lý vững vàng, tác phong làm việc nhanh nhẹn, linh hoạt để làm việc trong cả điều kiện khắc nghiệt của thời tiết ngoài trời, trên cột điện cao đảm bảo an toàn lao động, cũng như có đủ tự tin, kỷ luật để làm việc trong các doanh nghiệp nước ngoài;
- Làm việc độc lập trong điều kiện làm việc thay đổi, chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm;
- Chịu trách nhiệm đánh giá chất lượng công việc sau khi hoàn thành và kết quả thực hiện của bản thân và các thành viên trong nhóm trước lãnh đạo cơ quan, tổ chức, đơn vị;
- Có ý thức học tập, rèn luyện để nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp.
1.3. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:
- Lắp đặt hệ thống điện công trình;
- Vận hành, bảo trì hệ thống điện công trình;
- Lắp đặt và vận hành hệ thống cung cấp điện;
- Bảo trì hệ thống cung cấp điện;
- Lắp đặt tủ điện;
- Sửa chữa, bảo dưỡng, vận hành máy điện;
- Lắp đặt hệ thống tự động hóa;
- Vận hành, bảo trì hệ thống tự động hóa;
- Lắp đặt hệ thống điện năng lượng tái tạo;
- Vận hành, bảo trì, bảo dưỡng hệ thống điện năng lượng tái tạo;
- Lắp đặt mạch máy công cụ;
- Sửa chữa, bảo dưỡng mạch máy công cụ;
- Kiểm tra chất lượng sản phẩm (KCS);
- Kinh doanh thiết bị điện.
1.4. Khả năng học tập, nâng cao trình độ
- Khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề Điện công nghiệp, trình độ cao đẳng có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;
- Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành, nghề hoặc trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo./.
2. Khối lượng kiến thức và thời gian khóa học:
- Số lượng môn học, mô đun: 26 MH/MĐ
- Khối lượng kiến thức toàn khóa học: 101 Tín chỉ
- Khối lượng học toàn khóa học: 2.495 giờ
- Khối lượng các môn học chung: 435 giờ
- Khối lượng các môn học, mô đun chuyên môn: 2.060 giờ
- Khối lượng lý thuyết: 763 giờ
- Khối lượng thực hành, thực tập, thảo luận: 1.732 giờ
3. Nội dung chương trình:

Mã MH, MĐ

Tên môn học, môđun
Thời gian của môn học, mô đun( giờ)
Tổng số Trong đó
Số tín chỉ Số giờ Lý thuyết Thực hành Kiểm
tra
I Các môn học chung 17 435 157 255 23
MH 01 Chính trị 3 75 41 29 5
MH 02 Pháp luật 1 30 18 10 2
MĐ 03 Giáo dục thể chất 2 60 5 51 4
MĐ 04 Giáo dục quốc phòng - An ninh 3 75 36 35 4
MĐ 05 Tin học 3 75 15 58 2
MH 06 Tiếng Anh cơ bản 5 120 42 72 6
II Các môn học, mô đun chuyên môn 83 2060 606 1358 96
II.1 Môn học, mô đun cơ sở 20 435 191 218 26
MH 07 Mạch điện và An toàn điện 4 75 45 26 4
MH 08 Khí cụ điện và Vẽ điện 4 75 41 30 4
MH 09 Thực tập nguội 2 60 15 40 5
MH 10 Đo lường điện 2 45 30 12 3
MH 11 Điện tử cơ bản 4 90 30 55 5
MH 12 Kỹ thuật xung số 4 90 30 55 5
II.2 Môn học, mô đun chuyên môn 54 1385 355 970 60
MĐ 13 Lắp đặt và sửa chữa thiết bị điện 5 120 30 85 5
MĐ 14 Sửa chữa vận hành máy điện 6 150 30 112 8
MĐ 15 Trang bị điện 6 150 45 99 6
MĐ 16 Cung cấp điện 3 60 45 10 5
MĐ 17 Kỹ năng mềm 2 45 15 27 3
MĐ 18 Kỹ thuật cảm biến 3 60 30 27 3
MĐ 19 Lập trình PLC và ứng dụng 6 150 30 114 6
MĐ 20 Điều khiển thiết bị sử dụng PLC cỡ nhỏ 4 90 30 55 5
MĐ 21 Điện tử công suất 4 90 30 55 5
22 Truyền động điện 3 60 30 27 3
23 Điều khiển tự động trong công nghiệp 6 150 30 114 6
MĐ 24 Thực tập tốt nghiệp 6 260 10 245 5
II.3 Môn học, mô đun tự chọn 10 240 60 170 10
MĐ25 PLC nâng cao 5 120 30 85 5
MĐ26 Kỹ thuật lạnh 5 120 30 85 5
MĐ27 Điều khiển khí nén và thủy lực 5 120 30 85 5
MĐ28 Bảo vệ rơle 5 120 30 85 5
TỔNG 101 2495 763 1613 119
Ghi chú: Chọn 2 trong 4 mô đun tự chọn.
4. Hướng dẫn sử dụng chương trình:
4.1. Các môn học chung
Các môn học chung bắt buộc do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội phối hợp với các Bộ/ngành tổ chức xây dựng và ban hành để áp dụng thực hiện.
4.2. Hướng dẫn xác định nội dung và thời gian cho các hoạt động ngoại khóa:
Để thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện Nhà trường dành thời gian ngoài thời gian đào tạo bao gồm:
- Quản lý, giáo dục sinh viên ngoài giờ (thường xuyên) .
- Tổ chức cho sinh viên tới thăm quan, tìm hiểu tại một số doanh nghiệp liên quan phù hợp với nghề đào tạo...
- Tổ chức cho sinh viên tham gia các hoạt động Đoàn; các hoạt động văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao, cầu lông, bóng đá, bóng chuyền,.. Các phong trào thi đua nhân dịp kỷ niệm các ngày lễ lớn.
- Tổ chức các hoạt động tham quan, du lịch tại các nơi danh lam thắng cảnh, các di tích lịch sử để giáo dục lòng yêu nước và truyền thống cách mạng.
- Mặt khác Nhà trường có thể tổ chức cho người học tham gia các hoạt động xã hội như: Hiến máu nhân đạo, đền ơn đáp nghĩa, ủng hộ đồng bào bị thiên tai - lũ lụt, thanh niên tình nguyện, mùa hè xanh.
- Căn căn cứ vào điều kiện cụ thể và kế hoạch đào tạo hàng năm theo từng khóa học, lớp học và hình thức tổ chức đào tạo đã xác định trong chương trình đào tạo để xác định nội dung và thời gian cho các hoạt động ngoại khóa đảm bảo đúng quy định.
4.3. Hướng dẫn tổ chức kiểm tra hết môn học, mô đun:
- Sinh viên học hoàn thành chương trình môn học, mô đun và có đầy đủ các điều kiện theo quy định thì được dự kiểm tra hết môn học, mô đun.
- Thời gian, hình thức, nội dung và số lần kiểm tra hết môn học, mô đun được xác định và có hướng dẫn cụ thể theo từng môn học, mô đun trong chương trình đào tạo và trong quy chế kiểm tra, thi, xét công nhận tốt nghiệp.
- Hình thức kiểm tra hết môn: Viết, vấn đáp, trắc nghiệm, bài tập thực hành, Đề tài tốt nghiệp.
- Thời gian kiểm tra:  + Lý thuyết: không quá 120 phút
                                          + Thực hành: không quá 8 giờ
- Thời gian kiểm tra của các mô-đun được tích hợp giữa lý thuyết và thực hành và được tính vào thời giờ thực hành.
4.4. Hướng dẫn thi tốt nghiệp và xét công nhận tốt nghiệp:
  • Đối với đào tạo theo niên chế:
+ Người học phải học hết chương trình đào tạo trình độ cao đẳng và có đủ điều kiện theo quy định trong quy chế kiểm tra, thi, xét công nhận tốt nghiệp thì sẽ được dự thi tốt nghiệp hoặc làm chuyên đề, khóa luận tốt nghiệp.
+ Nội dung thi tốt nghiệp bao gồm: môn Chính trị; Lý thuyết tổng hp nghề nghiệp; Thực hành nghề nghiệp.
+ Trường hợp sinh viên được chọn làm chuyên đề, khóa luận tốt nghiệp thì không phải thi các nội dung: Lý thuyết tổng hp nghề nghiệp; Thực hành nghề nghiệp.
 
TT Môn thi Hình thức thi Thời gian thi
1 Chính trị Viết, vấn đáp, trắc nghiệm Không quá 120 phút
2 Kiến thức, kỹ năng nghề:    
  - Lý thuyết tổng hp nghề nghiệp Viết, vấn đáp, trắc nghiệm Không quá
180 phút
  - Thực hành nghề nghiệp Bài thi thực hành Không quá 8 giờ
  - Đề tài tốt nghiệp (tích hợp lý thuyết với thực hành) Báo cáo đề tài Không quá 24 giờ
+ Hiệu trưởng căn cứ vào kết quả thi tốt nghiệp, kết quả bảo vệ chuyên đề, khóa luận tốt nghiệp của người học và các quy định liên quan để xét công nhận tốt nghiệp, cấp bằng và công nhận danh hiệu Kỹ sư thực hành (đối với trình độ cao đẳng) theo quy định của trường.
4.5. Các chú ý khác:
Quy định về đơn vị thời gian và quy đổi thời gian trong chương trình như sau:
+ Đơn vị thời gian trong kế hoạch đào tạo được tính bằng tuần và giờ học.
         + Thời gian học tập trong kế hoạch đào tạo được quy đổi như sau:
            * Một giờ học thực hành là 60 phút ; một giờ học lý thuyết là 45 phút.
            * Một ngày học thực hành, thực tập hoặc học theo mô-đun không quá 8 giờ học.
            * Một ngày học lý thuyết không quá 6 giờ học.
        + Mỗi tuần không học quá 40 giờ thực hành hoặc 30 giờ lý thuyết.
        + Mỗi năm học được chia làm hai học kỳ, học kỳ ngắn nhất là 19 tuần.
 

Tổng số điểm của bài viết là: 6 trong 6 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 6 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

zalozalozalozalozalozalo
TO ROI MAT SAU
Văn bản mới
thithuyenmaytruong
Đại hội
Liên kết website
  • Đang truy cập19
  • Hôm nay3,545
  • Tháng hiện tại12,681
  • Tổng lượt truy cập8,582,691
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây