Sửa chữa máy tàu thủy

Chủ nhật - 26/06/2022 01:16
Tên ngành, nghề:  Sửa chữa máy tàu thủy
Mã ngành, nghề: 6520131
Trình độ đào tạo: Liên thông từ trình độ trung cấp lên trình độ cao đẳng.
Đối tượng tuyển sinhNgười có bằng tốt nghiệp trung cấp hoặc tương đương.
Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Bằng tốt nghiệp cao đẳng.
Thời gian đào tạo: 1 năm
1. Mục tiêu đào tạo:
1.1. Mục tiêu chung:
- Hoàn chỉnh kiến thức cơ bản về chính trị; văn hóa, xã hội và pháp luật đáp ứng yêu cầu công việc nghề nghiệp và hoạt động xã hội thuộc lĩnh vực chuyên môn.
Nâng cao kiến thức về công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu công việc.
- Nắm chắc kiến thức về phòng chống cháy nổ và bảo vệ môi trường.
- Hiểu  thêm được nguyên lý làm việc, nguyên lý kết cấu, điều kiện làm việc, vật liệu chế tạo của các chi tiết, cụm chi tiết của các thiết bị thuộc hệ thống động lực, tổ hợp máy phát điện; hút và xử lý nước thải buồng máy, sinh hoạt; hệ thống nước sinh hoạt; hệ thống cứu hỏa và các thiết bị trên boong như: thiết bị cứu sinh, máy neo, tời cần cẩu;
- Đọc và hiểu được các bản vẽ về hệ thống cũng như bản vẽ về kết cấu của các thiết bị, chi tiết. Các tiêu chuẩn và yêu cầu kỹ thuật, các nội dung hướng dẫn của nhà chế tạo cũng như các văn bản hướng dẫn của các cơ quan quản lý chuyên trách;
- Hiểu biết các kiến thức cơ sở chủ yếu như: Cơ kỹ thuật, vật liệu cơ khí, điện tử cơ bản..v..v…
- Hiểu và trình bày được qui trình tháo, lắp bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống động lực và máy phụ, các thiết bị trang bị trên tàu. Hiểu rõ công nghệ sửa chữa động cơ Diesel tàu thủy, các máy phụ, các thiết bị trên tàu. Có kiến thức cơ bản về tổ chức, quản lý sản xuất trong sửa chữa;
- Hiểu và trình bày được qui trình vận hành và bảo dưỡng hệ động lực tàu thủy.
 -Liệt kê được các nguyên nhân gây mất an toàn hoặc ô nhiễm và biện pháp đảm bảo an toàn cho người, tài sản, ngăn ngừa ô nhiễm môi trường trong nhà máy hay trên tàu trong quá trình sửa chữa.
1.2. Mục tiêu cụ thể:
Sử dụng đúng và đủ được các dụng cụ tháo lắp chuyên dùng, dụng cụ và thiết bị  kiểm tra, các dụng cụ hay vật dụng khác phù hợp, đáp ứng yêu cầu công việc.
- Sử dụng được các máy công cụ, trang thiết bị thích hợp để phục vụ trong quá trình tháo lắp, sửa chữa.
- Bảo dưỡng, sửa chữa máy móc, thiết bị đúng yêu cầu và tiêu chuẩn kỹ thuật.
- Tháo, lắp được các cụm chi tiết và chi tiết. Vận hành và thử được các thiết bị sau sửa chữa theo quy trình, quy phạm, đáp ứng các yêu cầu của nhà chế tạo.
- Đấu nối, vận hành, khai thác được các trang thiết bị điện trên tàu thủy.
- Lập được kế hoạch, tổ chức sản xuất làm việc nhóm hoặc làm việc độc lập khi cần thiết đáp ứng được tiến độ công việc, khối lượng, yêu cầu kỹ thuật.
- Lập được hồ sơ kỹ thuật, hồ sơ hoàn công (cho công việc không lớn do một nhóm thực hiện) phục vụ cho việc thanh quyết toán sau khi hoàn thành công việc được giao.
- Có khả năng đào tạo, kèm cặp thợ bậc thấp.
- Có khả năng làm việc độc lập và làm việc theo nhóm.
Có khả năng hướng dẫn, giám sát những người khác thực hiện nhiệm vụ xác định; chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm.
- Đánh giá được chất lượng công việc sau khi hoàn thành và kết quả thực hiện của các thành viên trong nhóm.
- Có năng lực ngoại ngữ bậc 2/6 Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam
1.3. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp:
Người có bằng tốt nghiệp trình độ Cao đẳng “Sửa chữa máy tàu thủy” có thể làm:
- Thợ sửa chữa, bảo dưỡng các máy móc, thiết bị của hệ động lực tàu thủy trong các công ty đóng mới và sửa chữa tàu thủy, công ty khai thác tàu, có thể làm thợ vận hành và sĩ quan máy tàu biển.
- Cán bộ kỹ thuật về sửa chữa, bảo dưỡng các máy móc, thiết bị của hệ động lực tàu thủy trong các công ty đóng mới và sửa chữa tàu thủy.
- Làm chuyên viên phụ trách kỹ thuật ở các doanh nghiệp quản lý và khai thác vận tải biển
-Làm thợ máy, máy phó, máy trưởng dưới tàu trong các doanh nghiệp vận tải thủy nội địa.
Làm giáo viên ở các trường Trung cấp đào tạo nghề sửa chữa, bảo dưỡng máy tàu thủy.
2. Khối lượng kiến thức và thời gian khóa học:
- Số lượng môn học, mô đun: 20
- Khối lượng kiến thức toàn khóa học:  38 Tín chỉ
- Tổng thời lượng khóa học: 960 giờ
- Khối lượng các môn học chung/đại cương: 180 giờ
- Khối lượng các môn học, mô đun chuyên môn nghề: 780 giờ
- Khối lượng lý thuyết: 395 giờ; Thực hành, thực tập, thí nghiệm: 492 giờ; Kiểm tra: 58 giờ.
3. Nội dung chương trình:

MH/MĐ
Tên môn học, mô đun Số tín chỉ Thời gian học tập (giờ)
Tổng số Trong đó
Lý thuyết Thực hành/thực tập/thí nghiệm/
Bài tập/
thảo luận
Kiểm
Tra
I Các môn học chung 7 180 68 101 11
MH 01 Giáo dục Chính trị 2 45 25 17 3
MH 02 Pháp luật 1 15 9 5 1
MH 03 Giáo dục thể chất 1 30 3 25 2
MH 04 Giáo dục Quốc phòng và An ninh 1 30 14 14 2
MH 05 Tin học 1 30 7 22 1
MH 06  Anh Văn 1 30 10 18 2
II Môn học, mô đun cơ sở 8 160 120 28 12
MH  07 Vật liệu cơ khí 2 40 30 7 3
MH  08 Cơ kỹ thuật 2 40 30 7 3
MH  09 Lý thuyết tàu 2 40 30 7 3
MH  10 Điện tử cơ bản 2 40 30 7 3
III Môn học, mô đun chuyên môn 19 532 162 329 29
MH  11 Tiếng Anh chuyên ngành. 4 75 45 27 3
MH  12 Hệ thống tự động tàu thuỷ 2 40 30 7 3
MĐ  13 Sửa chữa thiết bị trên boong 2 45 15 27 3
MĐ  14 Sửa chữa hệ trục tàu thuỷ 2 48 15 27 3
MĐ  15 Bảo dưỡng, sửa chữa nồi hơi và tua bin tàu thủy 2 48 15 27 3
MĐ  16 Bảo dưỡng, sửa chữa máy lạnh và điều hòa không khí tàu thủy 2 48 15 27 3
MĐ  17 Bảo dưỡng, sửa chữa máy và thiết bị chống ô nhiễm môi trường 2 48 15 27 3
MĐ  18 Thực tập tốt nghiệp 3 180 12 160 8
IV Môn học, mô đun tự chọn 4 88 45 34 6
MH  19 Thủy lực và máy thủy lực 2 40 30 7 3
MH  20 Nguyên lý và chi tiết máy 2 40 30 7 3
MĐ  21 Sửa chữa thiết bị điện tàu thủy 2 48 15 30 3
MĐ  22 Sửa chữa máy nén khí 2 48 15 30 3
Tổng cộng 38 960 395 492 58
 
4. Hướng dẫn sử dụng chương trình
4.1. Các môn học chung bắt buộc do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với các Bộ/ngành tổ chức xây dựng và ban hành để áp dụng thực hiện.
4.2. Hướng dẫn xác định nội dung và thời gian cho các hoạt động ngoại khóa:
  - Để sinh viên có nhận thức đầy đủ về nghề nghiệp đang theo học, có thể bố trí cho sinh viên tham quan, học tập tại một số công ty đóng mới và sửa chữa tàu thủy, trên các loại tàu thủy;
- Thời gian cho hoạt động ngoại khóa được bố trí ngoài thời gian đào tạo chính khóa vào thời điểm phù hợp nhằm đạt được mục tiêu giáo dục  toàn diện cho sinh viên.
Số TT Nội dung Thời gian
1  Thể dục, thể thao  5 giờ đến 6 giờ; 17 giờ đến 18 giờ hàng ngày
2  Văn hoá, văn nghệ:
 - Qua các phương tiện thông tin đại chúng
 - Sinh hoạt tập thể
 
 Ngoài giờ học hàng ngày
19 giờ đến 21 giờ (một buổi/tuần)
3  Hoạt động thư viện
Ngoài giờ học, sinh viên có thể đến thư viện đọc sách và tham khảo tài liệu
 
Tất cả các ngày làm việc trong tuần
4 Vui chơi, giải trí và các hoạt động đoàn thể Đoàn thanh niên tổ chức các buổi giao lưu, các buổi sinh hoạt vào các tối thứ bảy, chủ nhật
5 Thăm quan, dã ngoại  1 lần vào cuối khóa
 4.3. Hướng dẫn tổ chức kiểm tra hết môn học, mô đun:
Theo kế hoạch năm học, theo ngân hàng đề thi và đáp án các MH/MĐ (Phòng đào tạo phối hợp cùng khoa chuyên môn tổ chức kiểm tra hết môn học, mô đun)
4.4. Hướng dẫn thi tốt nghiệp và xét công nhận tốt nghiệp:
Người học sau khi học hết chương trình đào tạo và có đủ điều kiện thì sẽ được dự thi tốt nghiệp.
Nội dung thi tốt nghiệp:
Số TT Môn thi Hình thức thi Thời gian thi
1 Chính trị Viết
Trắc nghiệm
Không quá 120 phút
Không quá 90 phút
2 Kiến thức, kỹ năng nghề:    
- Lý thuyết nghề
 
 
 
 Viết Không quá 180 phút
 Vấn đáp
 
 
Trắc nghiệm
Không quá 60 phút
(40 phút chuẩn bị và trả lời 20 phút/sinh viên)
Không quá 90 phút
- Thực hành nghề  Bài thi thực hành Không quá 8 giờ
- Mô đun tốt nghiệp ( tích hợp giữa lý thuyết với thực hành)  Bài thi tích hợp lý thuyết và thực hành Không quá 8 giờ
 Hiệu trưởng nhà trường căn cứ vào kết quả thi tốt nghiệp của người học và các quy định liên quan để xét công nhận tốt nghiệp, cấp bằng và công nhận danh hiệu kỹ sư thực hành theo quy định của trường.
4.5. Các chú ý khác:
- Trên cơ sở số môn học, mô đun trong chương trình, phòng đào tạo cùng với khoa chuyên môn xây dựng kế hoạch đào tạo của khóa học, tiến độ năm học và triển khai tiến độ thực hiện hàng tuần, hàng tháng đảm bảo mục tiêu, nội dung chương trình.
- Khi thực hiện các bài giảng cần phải tuân thủ hình thức giảng dạy theo nội dung trong chương trình.
- Đánh giá thái độ sinh viên, giáo viên bộ môn có thể dùng “ Sổ theo dõi sinh viên” để nhận xét thường xuyên của mình về từng sinh viên và cả lớp./.

 

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 5 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 5 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

zalozalozalozalozalozalo
TO ROI MAT SAU
Văn bản mới
thithuyenmaytruong
Đại hội
Liên kết website
  • Đang truy cập312
  • Hôm nay3,018
  • Tháng hiện tại33,364
  • Tổng lượt truy cập8,506,950
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây