Khai thác máy tàu biển

Thứ năm - 12/09/2024 23:48
Tên ngành, nghề: Khai thác máy tàu biển
Mã ngành, nghề: 5840110
Trình độ đào tạo: Trung cấp
Hình thức đào tạo: Chính quy
Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học cơ sở hoặc tương đương
Thời gian đào tạo: 2 năm
1. Mục tiêu đào tạo:
1.1. Kiến thức
- Giải thích được các quy định về an toàn lao động, an toàn kỹ thuật, bảo vệ môi trường và vệ sinh công nghiệp trong ngành nghề khai thác máy tàu biển;
Trình bày được phương pháp tổ chức xử lý các sự cố, các công việc phát sinh khi làm việc; ứng phó với các tình huống khẩn cấp trong khi làm việc; sơ cứu khi có tình huống tai nạn khi làm việc;
Trình bày được tính chất của vật liệu chế tạo các chi tiết, cụm chi tiết của các thiết bị thuộc hệ thống động lực tàu biển;
Mô tả được các bản vẽ chi tiết, bản vẽ lắp, bản vẽ sơ đồ của các hệ thống;
- Trình bày được cấu tạo, nguyên lý hoạt động của động cơ Diesel tàu biển;
- Trình bày được cấu tạo, nguyên lý hoạt động của các thiết bị hệ động lực chính tàu biển;
- Trình bày được cấu tạo, nguyên lý hoạt động của các thiết bị động lực phụ, thiết bị điện và hệ thống phục vụ trên tàu biển;
- Trình bày được quy trình chuẩn bị trước khi khởi động động cơ;
- Trình bày được quy trình khởi động; quy trình vận hành khai thác hệ động lực chính tàu biển;
- Trình bày được quy trình chuẩn bị và khởi động tổ hợp máy chính - máy phát điện trên tàu biển;
 - Trình bày được quy trình vận hành và khai thác các thiết bị động lực phụ, thiết bị điện và hệ thống phục vụ trên tàu biển;
- Trình bày được quy trình bảo dưỡng; sửa chữa các chi tiết thiết bị hệ động lực chính tàu biển;
- Trình bày được quy trình bảo dưỡng; sửa chữa các chi tiết thiết bị động lực phụ, thiết bị điện và hệ thống phục vụ trên tàu biển;
- Trình bày được các quy định quốc tế về ô nhiễm dầu, hóa chất, nước thải, rác thải, khí thải do tàu gây ra; về ngăn ngừa ô nhiễm môi trường;
- Trình bày được quy trình nhận và thu gom xử lý tràn dầu;
- Trình bày được quy trình khai thác vận hành các thiết bị ngăn ngừa ô nhiễm trên tàu biển;
- Giải thích được các quy định Marpol 73/78 ; quy định Solas 74/78;
- Trình bày được những quy định cơ bản của Bộ luật Hàng hải Việt Nam, những quy định liên quan đến hoạt động Hàng hải;
- Trình bày được các Công ước của Tổ chức Hàng hải quốc tế (IMO) mà Việt Nam ký kết;
- Trình bày được các quy định về trực ca và các quy định có liên quan trong Bộ luật STCW78/2010;
- Trình bày được các nhiệm vụ theo chức danh trên tàu biển Việt Nam;
- Trình bày được những quy định về giao nhận ca, ghi nhật ký;
- Trình bày được quy định; quy trình cứu sinh, cứu hỏa, cứu đắm, chống ô nhiễm môi trường trên tàu biển;
- Mô tả được phương pháp sử dụng các thiết bị; dụng cụ cứu sinh, cứu hỏa, cứu đắm và chống ô nhiễm trên tàu biển và bến cảng;
- Trình bày được các quy định về an ninh tàu biển;
- Mô tả được phương pháp, quy trình sử dụng các thiết bị và hệ thống an ninh trên tàu biển;
- Trình bày được quy trình ứng phó khi có sự thay đổi về cấp độ an ninh;
- Trình bày được cách sử dụng các thiết bị giám sát an ninh trên tàu biển;

1.2. Kỹ năng

- Thực hiện được và đúng các quy định về an toàn lao động, an toàn kỹ thuật, an toàn môi trường và vệ sinh công nghiệp khi thực hiện công việc khai thác máy tàu biển;
  • Làm được công việc chuẩn bị trước khi khởi động và khởi động động cơ Diesel đúng quy trình kỹ thuật;
  • Làm được công việc vận hành và khai thác hệ động lực chính tàu biển đúng quy trình kỹ thuật;
  • Làm được công việc chuẩn bị trước khi khởi động và khởi động tổ hợp máy chính - máy phát điện trên tàu biển đúng quy trình kỹ thuật ;
  • Làm được công việc vận hành và khai thác các thiết bị động lực phụ, thiết bị điện và hệ thống phục vụ trên tàu biển đúng quy trình kỹ thuật;
  • Làm được công việc kiểm tra, giám sát, theo dõi các thông số kỹ thuật trên các thiết bị chỉ báo để đánh giá tình trạng hoạt động của các thiết bị hệ động lực chính, các thiết bị động lực phụ, thiết bị điện và hệ thống phục vụ trên tàu biển trong quá trình vận hành khai thác;
  • Làm được công việc bảo dưỡng; sửa chữa các chi tiết của thiết bị hệ động lực chính, các chi tiết của thiết bị động lực phụ, thiết bị điện và hệ thống phục vụ trên tàu biển đúng quy trình kỹ thuật;
  • Thực hiện được và đúng các quy định quốc tế về ô nhiễm dầu, hóa chất, nước thải, rác thải, khí thải do tàu gây ra; về ngăn ngừa ô nhiễm môi trường;
  • Làm được công việc nhận và thu gom xử lý tràn dầu đúng quy trình kỹ thuật;
  • Làm được công việc khai thác vận hành các thiết bị ngăn ngừa ô nhiễm trên tàu biển đúng quy trình kỹ thuật, đúng quy định;
  • Thực hiện được và đúng những quy định cơ bản của Bộ luật Hàng hải Việt Nam, những quy định liên quan đến hoạt động Hàng hải;
  • Thực hiện được và đúng các quy định cơ bản theo Công ước của Tổ chức Hàng hải quốc tế (IMO) mà Việt Nam ký kết trong phạm vi hành nghề;
  • Thực hiện được và đúng các quy định về trực ca và các quy định có liên quan trong Bộ luật STCW78/2010;
  • Thực hiện được các nhiệm vụ theo chức năng, nhiệm vụ của thợ máy, sỹ quan máy làm việc trên tàu biển theo quy định;
  • Làm được công việc giao nhận ca, ghi nhật ký đúng quy định;
  • Làm được công việc cứu sinh, cứu hỏa, cứu đắm, chống ô nhiễm môi trường trên tàu biển đúng quy trình kỹ thuật, đúng quy định;
Sử dụng được các thiết bị; dụng cụ cứu sinh, cứu hỏa, cứu đắm, chống ô nhiễm trên tàu biển và bến cảng đúng yêu cầu kỹ thuật, quy trình kỹ thuật;
  • Thực hiện được và đúng các quy định về an ninh tàu biển;
  • Sử dụng được các thiết bị và hệ thống an ninh trên tàu biển;
  • Sử dụng được các thiết bị giám sát an ninh trên tàu biển;

1.3. Mức độ tự chủ, chịu trách nhiệm

- Có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc;
- Có tinh thần hợp tác khi làm việc nhóm;
- Chủ động, sáng tạo khi làm việc độc lập;
- Nghiêm túc, cẩn thận, chính xác trong công việc; bảo đảm được:
+ Thực hiện công việc chuẩn bị khởi động, khởi động và vận hành khai thác các thiết bị trên tàu biển chuẩn xác; đúng quy trình, quy định; an toàn;
+ Ứng phó các sự cố khẩn cấp; thực hiện công việc cứu sinh, cứu hỏa, cứu đắm, chống ô nhiễm môi trường trên tàu biển chính xác, kịp thời, an toàn;
+ Tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của Bộ luật Hàng hải Việt Nam; Công ước của Tổ chức Hàng hải quốc tế (IMO) mà Việt Nam ký kết; các quy định quốc tế về ô nhiễm dầu, hóa chất, nước thải, rác thải, khí thải do tàu gây rangăn ngừa ô nhiễm môi trường;
- Hướng dẫn, giám sát những người khác thực hiện công việc được phân công; chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm;
- Chịu trách nhiệm trước kết quả công việc khai thác máy tàu biển.

1.4. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp

Sau khi tốt nghiệp; người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề như sau:
- Khai thác thiết bị động lực Diesel chính tàu biển;
- Khai thác thiết bị động lực phụ và hệ thống phục vụ tàu biển;
- Bảo dưỡng và sửa chữa thiết bị động lực chính tàu biển;
- Sửa chữa thiết bị động lực phụ và hệ thống phục vụ tàu  biển;
- Trực ca buồng máy;
- Thực hiện an toàn, an ninh hàng hải;
- Ngăn ngừa ô nhiễm môi trường;
- Nhận, quản lý và sử dụng phụ tùng vật tư, nhiên liệu và dầu bôi trơn;

1.5. Khả năng học tập, nâng cao trình độ

Sau khi tốt nghiệp nghề Khai thác máy tàu biển trình độ trung cấp; người học có đủ năng lực để tiếp tục học tập nâng cao trình độ ở bậc trung cấp về các chuyên ngành thuộc ngành Khoa học hàng hải; có đủ năng lực tự học, tự nghiên cứu sâu về kiến thức chuyên môn nghề nghiệp, về công nghệ mới trong lĩnh vực nghề nghiệp và tích lũy kinh nghiệm thực tế để phát triển nghề nghiệp.
2. Khối lượng kiến thức và thời gian khóa học
    + Số lượng môn học, mô đun: 26
    + Khối lượng kiến thức, kỹ năng toàn khóa: 1515 giờ, (53 tín chỉ);
    + Khối lượng các môn học chung: 255 giờ;
    + Khối lượng các môn học, mô đun chuyên môn: 1260 giờ;
    + Khối lượng lý thuyết: 448 giờ; Thực hành, thực tập, thí nghiệm: 976 giờ; Thi/kiểm tra: 91 giờ.
3. Nội dung chương trình.
Mã  MĐ, MH Tên mô đun, môn học Số tín chỉ Thời gian học tập (giờ)
Tổng số Trong đó
Lý thuyết Thực hành,
thực tập,
thí nghiệm,
bài tập,
thảo luận
Thi/ Kiểm tra
I Các môn học chung 12 255 94 148 13
MH01 Chính trị 2 30 15 13 2
MH02 Pháp luật 1 15 9 5 1
MH03 Giáo dục thể chất 1 30 4 24 2
MH04 Giáo dục quốc phòng và an ninh 2 45 21 21 3
MH05 Tin học 2 45 15 29 1
MH06 Ngoại ngữ (Tiếng Anh) 4 90 30 56 4
II Các môn học, mô đun chuyên môn          
II.1 Môn học, mô đun cơ bản cơ sở          
MH 07 Vẽ kỹ thuật 2 40 30 7 3
MH 08 Đo lường kỹ thuật 1 20 15 4 1
MH 09 Môi trường & BVMT 2 40 30 7 3
MH 10 Kỹ thuật điện, điện tử 2 40 30 7 3
MĐ 11 Tiện, nguội cơ bản 1 40 5 30 5
MĐ 12 Hàn cơ bản. 1 40 5 30 5
II.2 Môn học, mô đun chuyên môn          
MH 13 Tiếng Anh chuyên ngành 1 3 75 36 36 3
MH 14 Động cơ Diesel 3 60 45 10 5
MH 15 Trang trí hệ động lực và các hệ thống trên tàu biển 2 40 30 7 3
MH 16 Luật máy hàng hải 2 30 27 0 3
MĐ 17 Khai thác hệ động lực Diesel máy chính 2 75 15 55 5
MĐ 18 Khai thác Máy và thiết bị điện 3 80 15 60 5
MĐ 19 Thiết bị trao đổi nhiệt 1 40 7 30 3
MĐ 20 Máy phụ 2 60 15 40 5
MĐ 21 Nồi hơi, tua bin 2 60 15 40 5
MĐ 22 Máy lạnh và ĐHKK 1 40 7 30 3
MĐ 23 Khai thác máy lái và thiết bị trên bong 1 40 7 30 3
MĐ 24 Vận hành hệ động lực tàu trên hệ thống mô phỏng 1 40 7 30 3
MĐ 25 Bảo dưỡng, sửa chữa HTĐL Diesel máy chính 2 80 8 65 7
MĐ 26 Thực tập tốt nghiệp 6 300 5 290 5
Tổng cộng 53 1515 448 976 91
4. Hướng dẫn sử dụng chương trình.
4.1. Các môn học chung bắt buộc do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với các Bộ/ngành tổ chức xây dựng và ban hành để áp dụng thực hiện:
- Môn Giáo dục Chính trị thực hiện theo Thông tư 24/2018/TT-BLĐTBXH ngày 06/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành chương trình môn học giáo dục chính trị thuộc khối các môn học chung trong chương trình đào tạo trình độ Trung cấp, trình độ Cao đẳng.
- Môn Pháp luật thực hiện theo Thông tư số 13/2018/TT-BLĐTBXH ngày 26/09/2018 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành chương trình môn học pháp luật thuộc khối các môn học chung trong chương trình đào tạo trình độ Trung cấp, trình độ Cao đẳng.
- Môn Giáo dục thể chất thực hiện theo Thông tư số 12/2018/TT-BLĐTBXH ngày 26/09/2018 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành chương trình môn học giáo dục thể chất thuộc khối các môn học chung trong chương trình đào tạo trình độ Trung cấp, trình độ Cao đẳng.
- Môn Giáo dục quốc phòng và an ninh thực hiện theo Thông tư số 10/2018/TT-BLĐTBXH ngày 26/09/2018 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định chương trình, tổ chức dạy học và đánh giá kết quả học tập môn học giáo dục quốc phòng và an ninh thuộc khối các môn học chung trong chương trình đào tạo trình độ Trung cấp, trình độ Cao đẳng.  
- Môn Tin học thực hiện theo Thông tư số 11/2018/TT-BLĐTBXH ngày 26/09/2018 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành chương trình môn học tin học thuộc khối các môn học chung trong chương trình đào tạo trình độ Trung cấp, trình độ Cao đẳng.
- Môn Tiếng Anh thực hiện theo Thông tư số 03/2019/TT-BLĐTBXH ngày 17/01/2019 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành chương trình môn học tiếng anh thuộc khối các môn học chung trong chương trình đào tạo trình độ Trung cấp, trình độ Cao đẳng.
4.2. Hướng dẫn xác định nội dung và thời gian cho các hoạt động ngoại khóa.
Để thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện, Nhà trường dành thời gian cho các hoạt động ngoại khóa bao gồm:
- Quản lý, giáo dục chính trị học sinh ngoài giờ như: sinh hoạt đầu khóa học, họp lớp, bình xét học sinh tiêu biểu, học sinh vượt khó, …
- Tổ chức cho học sinh tham quan, học tập, tham gia sản xuất trực tiếp tại các phân xưởng, dây chuyền sản xuất, kho cấp phát nguyên liệu của các công ty, nhà máy để học sinh có nhận thức đầy đủ về nghề nghiệp đang theo học.
- Tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động Đoàn; các hoạt động văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao, cầu lông, bóng đá, bóng chuyền, bơi lội…; các phong trào thi đua nhân dịp kỷ niệm các ngày lễ lớn trong năm; có thể tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động xã hội như: Hiến máu nhân đạo, đền ơn đáp nghĩa, ủng hộ đồng bào bị thiên tai – lũ lụt, thanh niên tình nguyện, mùa hè xanh hoặc tuyên truyền phòng chống ma tuý và các tệ nạn xã hội, … bố trí cho học sinh tham quan một số di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng, tham gia các hoạt động xã hội tại địa phương.
- Thời gian cho hoạt động ngoại khóa được bố trí ngoài thời gian đào tạo chính khóa và vào thời điểm phù hợp:
STT Nội dung Thời gian
1 Thể dục, thể thao  5 giờ đến 6 giờ; 17 giờ đến 18 giờ hàng ngày
2 Văn hoá, văn nghệ
Qua các phương tiện thông tin đại chúng
Sinh hoạt tập thể
Ngoài giờ học hàng ngày 19 giờ đến 21 giờ (một buổi/tuần)
3 Hoạt động thư viện
Ngoài giờ học, học sinh có thể đến thư viện đọc sách và tham khảo tài liệu.
Tất cả các ngày làm việc trong tuần
4 Vui chơi, giải trí và các hoạt động đoàn thể Đoàn thanh niên tổ chức các buổi giao lưu, các buổi sinh hoạt vào các tối thứ bảy, chủ nhật.
5 Đi thực tế Theo thời gian bố trí của giảng viên và theo yêu cầu của môn học
4.3. Hướng dẫn tổ chức kiểm tra và tổ chức thi kết thúc môn học, mô đun
Thực hiện theo Quy chế Đào tạo hiện hành của Trường Cao đẳng GTVT đường thủy II.
- Tổ chức kiểm tra môn học, mô đun:
Tổ chức kiểm tra Hình thức kiểm tra Thời gian kiểm tra
Thường xuyên - Vấn đáp Trong giờ học
- Viết: Tự luận; trắc nghiệm; kết hợp tự luận và trắc nghiệm Không quá 30 phút
- Đánh giá mức độ thực hành, thực tập, chấm điểm bài tập và các hình thức kiểm tra, đánh giá khác Trong quá trình học theo từng môn học, mô đun
Định kỳ Theo quy định trong chương trình môn học, mô đun:  
- Viết: Tự luận, trắc nghiệm hoặc kết hợp giữa các hình thức này Từ 45 phút đến 60 phút
- Chấm điểm bài tập lớn, tiểu luận, làm bài thực hành, thực tập và các hình thức kiểm tra, đánh giá khác  
Bảo đảm trong một môn học, mô đun có ít nhất một điểm kiểm tra thường xuyên, một điểm kiểm tra định kỳ.
- Tổ chức thi kết thúc môn học, mô đun:
MH/MĐ thi Hình thức thi Thời gian thi
Lý thuyết Viết, trắc nghiệm hoặc kết hợp giữa các hình thức trên Từ 60 phút đến 120 phút
Vấn đáp Không quá 15 phút/hs
Thực hành Thực hành, bài tập lớn, tiểu luận, bảo vệ kết quả thực tập theo chuyên đề hoặc kết hợp giữa các hình thức trên Không quá 4 giờ
4.4. Hướng dẫn thi tốt nghiệp và xét công nhận tốt nghiệp
- Học sinh phải học hết Chương trình đào tạo và có đủ điều kiện thì sẽ được dự thi tốt nghiệp để được cấp bằng Trung cấp;
- Tổ chức thi tốt nghiệp:
Môn thi Hình thức thi Thời gian thi
Lý thuyết tổng hợp nghề nghiệp Viết, Trắc nghiệm Không quá 180 phút
Vấn đáp Không quá 60 phút/sinh viên (40 phút chuẩn bị và 20 phút trả lời)
Thực hành nghề nghiệp Viết Không quá 8 giờ.
Hiệu trưởng Nhà trường căn cứ vào kết quả thi tốt nghiệp và các quy định liên quan để xét công nhận tốt nghiệp, cấp bằng Trung cấp theo quy định hiện hành của trường.
4.5. Các chú ý khác (nếu có):
- Căn cứ vào Kế hoạch đào tạo hàng năm và đội ngũ giảng viên chuyên môn, Bộ phận quản lý đào tạo kết hợp khoa chuyên môn tiến hành khảo sát ý kiến học sinh để chọn môn học, mô đun tự chọn trong chương trình đào tạo.
- Trong quá trình đào tạo có thể sử dụng mô hình mô phỏng ảo để đào tạo nhằm mục tiêu hoàn thiện kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp cho học sinh./.
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

zalozalozalozalozalozalo
TO ROI MAT SAU
Văn bản mới
thithuyenmaytruong
Đại hội
Liên kết website
  • Đang truy cập18
  • Hôm nay5,308
  • Tháng hiện tại83,584
  • Tổng lượt truy cập8,380,773
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây