Khai thác máy tàu biển

Thứ năm - 12/09/2024 23:59
Tên ngành, nghề: Khai thác máy tàu biển
Mã ngành, nghề: 6840110
Trình độ đào tạo: Cao đẳng
Hình thức đào tạo: Chính quy
Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học phổ thông hoặc tương đương
Thời gian đào tạo: 2,5 năm
1. Mục tiêu đào tạo:
1.1. Kiến thức
- Giải thích được các quy định về an toàn lao động, an toàn kỹ thuật, bảo vệ môi trường và vệ sinh công nghiệp trong ngành nghề khai thác máy tàu biển; - Trình bày được cấu tạo, nguyên lý hoạt động của động cơ Diesel tàu biển;
- Giải thích được các yêu cầu kỹ thuật, các thông số kỹ thuật, nguyên lý cấu tạo và hoạt động của các thiết bị hệ động lực chính, các thiết bị động lực phụ, thiết bị điện và hệ thống phục vụ trên tàu biển;
- Trình bày được cấu tạo, nguyên lý hoạt động của các thiết bị hệ động lực chính tàu biển;
- Trình bày được cấu tạo, nguyên lý hoạt động của các thiết bị động lực phụ, thiết bị điện và hệ thống phục vụ trên tàu biển;
- Trình bày được quy trình chuẩn bị trước khi khởi động động cơ;
- Trình bày được quy trình khởi động; quy trình vận hành khai thác hệ động lực chính tàu biển;
- Trình bày được quy trình chuẩn bị và khởi động tổ hợp máy chính - máy phát điện trên tàu biển;
 - Trình bày được quy trình vận hành và khai thác các thiết bị động lực phụ, thiết bị điện và hệ thống phục vụ trên tàu biển;
- Trình bày được quy trình bảo dưỡng; sửa chữa các chi tiết thiết bị hệ động lực chính tàu biển;
- Trình bày được quy trình bảo dưỡng; sửa chữa các chi tiết thiết bị động lực phụ, thiết bị điện và hệ thống phục vụ trên tàu biển;
- Trình bày được các quy định quốc tế về ô nhiễm dầu, hóa chất, nước thải, rác thải, khí thải do tàu gây ra; về ngăn ngừa ô nhiễm môi trường;
- Trình bày được quy trình nhận và thu gom xử lý tràn dầu;
- Trình bày được quy trình khai thác vận hành các thiết bị ngăn ngừa ô nhiễm trên tàu biển;
- Giải thích được các quy định Marpol 73/78 ; quy định Solas 74/78;
- Trình bày được những quy định cơ bản của Bộ luật Hàng hải Việt Nam, những quy định liên quan đến hoạt động Hàng hải;
- Trình bày được các Công ước của Tổ chức Hàng hải quốc tế (IMO) mà Việt Nam ký kết;
- Trình bày được các quy định về trực ca và các quy định có liên quan trong Bộ luật STCW78/2010;
- Trình bày được các nhiệm vụ theo chức danh trên tàu biển Việt Nam;
- Trình bày được những quy định về giao nhận ca, ghi nhật ký;
- Trình bày được quy định; quy trình cứu sinh, cứu hỏa, cứu đắm, chống ô nhiễm môi trường trên tàu biển;
- Mô tả được phương pháp sử dụng các thiết bị; dụng cụ cứu sinh, cứu hỏa, cứu đắm và chống ô nhiễm trên tàu biển và bến cảng;
Trình bày được quy trình nhận; quản lý và sử dụng phụ tùng, vật tư, nhiên liệu, dầu bôi trơn trên tàu biển;
- Trình bày được các quy định về an ninh tàu biển;
- Mô tả được phương pháp, quy trình sử dụng các thiết bị và hệ thống an ninh trên tàu biển;
- Trình bày được các phương pháp đánh giá an ninh; ứng phó với các tình huống an ninh tàu biển và bến cảng;
- Trình bày được quy trình ứng phó khi có sự thay đổi về cấp độ an ninh;
- Trình bày được cách sử dụng các thiết bị giám sát an ninh trên tàu biển;
- Trình bày được quy trình vận hành khai thác các thiết bị làm hàng trên tàu chuyên ng chở dầu; chở hóa chất; chở gas;
- Trình bày được quy trình vận hành khai thác các thiết bị kiểm tra, giám sát; thiết bị an toàn trên tàu chuyên ng chở dầu; chở hóa chất; chở gas;
- Trình bày được quy trình vận hành khai thác các thiết bị phòng chống ô nhiễm trên tàu chuyên ng chở dầu; chở hóa chất; chở gas;
- Trình bày được quy trình nhận, trả hàng trên tàu chuyên ng chở dầu; chở hóa chất; chở gas theo hệ thống quản lý an toàn ISM Code;
- Trình bày được biện pháp ngăn ngừa; xử lý ô nhiễm trên tàu chuyên ng chở dầu; chở hóa chất; chở gas.
- Trình bày được quy trình giám sát các thông số nhiệt độ (To), áp suất (P), cảm biến mức (Low Level – High Level) trong giới hạn cho phép khi nhận, trả hàng trên tàu chuyên dùng chở dầu, chở hóa chất, chở gas theo hệ thống quản lý an toàn ISM Code;
1.2. Kỹ năng
- Thực hiện được và đúng các quy định về an toàn lao động, an toàn kỹ thuật, an toàn môi trường và vệ sinh công nghiệp khi thực hiện công việc khai thác máy tàu biển;
  • Làm được công việc xử lý các sự cố, các công việc phát sinh khi làm việc; ứng phó với các tình huống khẩn cấp khi làm việc; sơ cứu khi có tình huống tai nạn khi làm việc đúng quy trình; đúng phương pháp;
  • Làm được công việc chuẩn bị trước khi khởi động và khởi động động cơ Diesel đúng quy trình kỹ thuật;
  • Làm được công việc vận hành và khai thác hệ động lực chính tàu biển đúng quy trình kỹ thuật;
  • Làm được công việc chuẩn bị trước khi khởi động và khởi động tổ hợp máy chính - máy phát điện trên tàu biển đúng quy trình kỹ thuật ;
  • Làm được công việc vận hành và khai thác các thiết bị động lực phụ, thiết bị điện và hệ thống phục vụ trên tàu biển đúng quy trình kỹ thuật;
  • Làm được công việc kiểm tra, giám sát, theo dõi các thông số kỹ thuật trên các thiết bị chỉ báo để đánh giá tình trạng hoạt động của các thiết bị hệ động lực chính, các thiết bị động lực phụ, thiết bị điện và hệ thống phục vụ trên tàu biển trong quá trình vận hành khai thác;
  • Làm được công việc bảo dưỡng; sửa chữa các chi tiết của thiết bị hệ động lực chính, các chi tiết của thiết bị động lực phụ, thiết bị điện và hệ thống phục vụ trên tàu biển đúng quy trình kỹ thuật;
  • Thực hiện được và đúng các quy định quốc tế về ô nhiễm dầu, hóa chất, nước thải, rác thải, khí thải do tàu gây ra; về ngăn ngừa ô nhiễm môi trường;
  • Làm được công việc nhận và thu gom xử lý tràn dầu đúng quy trình kỹ thuật;
  • Làm được công việc khai thác vận hành các thiết bị ngăn ngừa ô nhiễm trên tàu biển đúng quy trình kỹ thuật, đúng quy định;
  • Làm được công việc vận hành khai thác các thiết bị chuyên dùng làm hàng, các thiết bị an toàn trên tàu biển chở dầu, chở hóa chất, chở gas đúng quy trình kỹ thuật;
  • Thực hiện được và đúng những quy định cơ bản của Bộ luật Hàng hải Việt Nam, những quy định liên quan đến hoạt động Hàng hải;
  • Thực hiện được và đúng các quy định cơ bản theo Công ước của Tổ chức Hàng hải quốc tế (IMO) mà Việt Nam ký kết trong phạm vi hành nghề;
  • Thực hiện được và đúng các quy định về trực ca và các quy định có liên quan trong Bộ luật STCW78/2010;
  • Thực hiện được các nhiệm vụ theo chức năng, nhiệm vụ của thợ máy, sỹ quan máy làm việc trên tàu biển theo quy định;
  • Làm được công việc giao nhận ca, ghi nhật ký đúng quy định;
  • Làm được công việc cứu sinh, cứu hỏa, cứu đắm, chống ô nhiễm môi trường trên tàu biển đúng quy trình kỹ thuật, đúng quy định;
Sử dụng được các thiết bị; dụng cụ cứu sinh, cứu hỏa, cứu đắm, chống ô nhiễm trên tàu biển và bến cảng đúng yêu cầu kỹ thuật, quy trình kỹ thuật;
  • Làm được công việc nhận; quản lý và sử dụng phụ tùng, vật tư, nhiên liệu, dầu bôi trơn trên tàu biển đúng quy trình, đúng quy định;
  • Thực hiện được và đúng các quy định về an ninh tàu biển;
  • Sử dụng được các thiết bị và hệ thống an ninh trên tàu biển;
Làm được công việc đánh giá cấp độ an ninh; ứng phó các tình huống an ninh tàu biển và bến cảng;
  • Sử dụng được các thiết bị giám sát an ninh trên tàu biển;
- Làm được công việc vận hành khai thác các thiết bị làm hàng trên tàu chuyên ng chở dầu; chở hóa chất; chở gas đúng quy định an toàn, đúng quy trình kỹ thuật;
- Làm được công việc vận hành khai thác các thiết bị kiểm tra, giám sát; thiết bị an toàn trên tàu chuyên ng chở dầu; chở hóa chất; chở gas đúng quy định an toàn, đúng quy trình kỹ thuật;
- Làm được công việc vận hành khai thác các thiết bị phòng chống ô nhiễm trên tàu chuyên ng chở dầu; chở hóa chất; chở gas đúng quy định an toàn, đúng quy trình kỹ thuật;
- Làm được công việc nhận, trả hàng trên tàu chuyên ng chở dầu; chở hóa chất; chở gas theo đúng hệ thống quản lý an toàn ISM Code;
- Thực hiện được biện pháp ngăn ngừa; xử lý ô nhiễm trên tàu chuyên ng chở dầu; chở hóa chất; chở gas.
1.3. Mức độ tự chủ, chịu trách nhiệm
- Có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc;
- Có tinh thần hợp tác khi làm việc nhóm;
- Chủ động, sáng tạo khi làm việc độc lập;
- Nghiêm túc, cẩn thận, chính xác trong công việc; bảo đảm được:
+ Thực hiện công việc chuẩn bị khởi động, khởi động và vận hành khai thác các thiết bị trên tàu biển chuẩn xác; đúng quy trình, quy định; an toàn;
+ Ứng phó các sự cố khẩn cấp; thực hiện công việc cứu sinh, cứu hỏa, cứu đắm, chống ô nhiễm môi trường trên tàu biển chính xác, kịp thời, an toàn;
+ Tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của Bộ luật Hàng hải Việt Nam; Công ước của Tổ chức Hàng hải quốc tế (IMO) mà Việt Nam ký kết; các quy định quốc tế về ô nhiễm dầu, hóa chất, nước thải, rác thải, khí thải do tàu gây rangăn ngừa ô nhiễm môi trường;
- Hướng dẫn, giám sát những người khác thực hiện công việc được phân công; chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm;
- Chịu trách nhiệm trước kết quả công việc khai thác máy tàu biển.
1.4. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp; người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề như sau:
- Khai thác thiết bị động lực Diesel chính tàu biển;
- Khai thác thiết bị động lực phụ và hệ thống phục vụ tàu biển;
- Bảo dưỡng và sửa chữa thiết bị động lực chính tàu biển;
- Sửa chữa thiết bị động lực phụ và hệ thống phục vụ tàu biển;
- Trực ca buồng máy;
- Thực hiện an toàn, an ninh hàng hải;
- Ngăn ngừa ô nhiễm môi trường;
- Nhận, quản lý và sử dụng phụ tùng vật tư, nhiên liệu và dầu bôi trơn;
- Khai thác các trang thiết bị trên tàu chuyên dùng.
1.5. Khả năng học tập, nâng cao trình độ
Sau khi tốt nghiệp ngành, nghề Khai thác máy tàu biển trình độ cao đẳng; người học có đủ năng lực để tiếp tục học tập nâng cao trình độ ở bậc đại học về các chuyên ngành thuộc ngành Khoa học hàng hải; có đủ năng lực tự học, tự nghiên cứu sâu về kiến thức chuyên môn nghề nghiệp, về công nghệ mới trong lĩnh vực nghề nghiệp và tích lũy kinh nghiệm thực tế để phát triển nghề nghiệp.
2. Khối lượng kiến thức và thời gian khóa học:
- Số lượng môn học, mô đun: 36
- Khối lượng kiến thức toàn khóa học: 99 Tín chỉ ( 2650 giờ )
- Khối lượng các môn học chung/đại cương: 435 giờ
- Khối lượng các môn học, mô đun chuyên môn : 2215 giờ
- Khối lượng lý thuyết: 847 giờ; Thực hành, thực tập, thí nghiệm: 1660 giờ; Kiểm tra: 143 giờ.
3. Nội dung cơng trình:
 

MH/MĐ
Tên môn học, mô đun Số tín chỉ Thời gian học tập (giờ)
Tổng số Trong đó
Lý thuyết Thực hành/thực tập/thí nghiệm/
Bài tập/
thảo luận
Kiểm
Tra
I Các môn học chung 20 435 157 255 23
MH 01 Chính trị 4 75 41 29 5
MH 02 Pháp luật 2 30 18 10 2
MH 03 Giáo dục thể chất 2 60 5 51 4
MH 04 Giáo dục quốc phòng - An ninh 4 75 36 35 4
MH 05 Tin học 3 75 15 58 2
MH 06 Tiếng anh 5 120 42 72 6
II Các môn học, mô đun
chuyên ngành
79 2215 690 1405 120
II.1 Môn học, mô đun cơ sở 15 350 202 122 26
MH07 Vẽ kỹ thuật 2 45 30 12 3
MH08 Nhiệt kỹ thuật 2 40 30 7 3
MH09 Kỹ thuật điện, điện tử tàu biển 2 40 30 7 3
MH10 Kỹ năng mềm 2 40 30 7 3
MH11 Dung sai và đo lường kỹ thuật 2 40 30 7 3
MĐ12 Môi trường & BVMT 2 40 30 7 3
MĐ13 Tiện, nguội cơ bản 2 60 15 40 5
MH14 Hàn cơ bản. 1 45 7 35 3
II.2 Môn học, mô đun chuyên môn 61 1785 451 1246 88
MH 15 Tiếng Anh chuyên ngành 1 3 75 36 36 3
MH 16 Động cơ Diesel 4 75 45 25 5
MH 17 Trang trí hệ động lực tàu thuỷ 2 40 30 7 3
MH 18 Luật máy hàng hải 3 60 30 27 3
MH 19 Nhiên liệu, chất bôi trơn và nước 3 60 30 27 3
MH 20 Khai thác hệ động lực tàu thuỷ 4 75 45 25 5
MH 21 Tiếng Anh chuyên ngành 2 3 75 36 36 3
MĐ 22 Hệ thống tự động tàu thuỷ 4 90 30 56 4
MĐ 23 Máy và thiết bị điện tàu thuỷ 4 90 30 56 4
MĐ 24 Máy phụ 1 3 90 15 70 5
MĐ 25 Máy phụ 2 2 60 15 40 5
MĐ 26 Thiết bị trao đổi nhiệt 1 40 7 30 3
MĐ 27 Máy lạnh và điều hòa không khí 2 60 15 40 5
MĐ 28 Nồi hơi, tua bin tàu thuỷ 2 60 15 40 5
MĐ 29 Sửa chữa HTĐL Diesel chính tàu biển 3 90 15 70 5
MĐ 30 Sửa chữa hiết bị đẩy 2 60 15 40 5
MĐ 31 Vận hành máy sự cố và thiết bị chuyên dùng 1 40 7 30 3
MĐ 32 Vận hành hệ động lực tàu biển trên hệ thống mô phỏng 2 90 10 75 5
MĐ 33 Vận hành Hệ động lực chính Diesel tàu thuỷ 3 75 15 56 4
MĐ 34 Thực tập tốt nghiệp 10 480 10 460 10
II.3 Môn học, mô đun tự chọn 3 80 37 37 6
MH 35 Tổ chức và công nghệ sửa chữa  2 40 30 7 3
MH 36 Tin học ứng dụng 2 40 30 7 3
MĐ 37 Thiết bị cảm biến và kỹ thuật đo 1 40 7 30 3
MĐ 38 Chuẩn đoán kỹ thuật máy tàu biển 1 40 7 30 3
  Tổng cộng 99 2650 847 1660 143
4. Hướng dẫn sử dụng chương trình
4.1. Các môn học chung bắt buộc do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với các Bộ/ngành tổ chức xây dựng và ban hành để áp dụng thực hiện
- Môn Giáo dục Chính trị thực hiện theo Thông tư 24/2018/TT-BLĐTBXH ngày 06/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành chương trình môn học thuộc khối các môn học chung trong chương trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng.
- Môn Pháp luật thực hiện theo Thông tư số 13/2018/TT-BLĐTBXH ngày 26/09/2018 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành chương trình môn học thuộc khối các môn học chung trong chương trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng.
- Môn Giáo dục thể chất thực hiện theo Thông tư số 12/2018/TT-BLĐTBXH ngày 26/09/2018 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành chương trình môn học thuộc khối các môn học chung trong chương trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng.
- Môn Giáo dục quốc phòng và an ninh thực hiện theo Thông tư số 10/2018/TT-BLĐTBXH ngày 26/09/2018 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành chương trình môn học thuộc khối các môn học chung trong chương trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng.
- Môn Tin học thực hiện theo Thông tư số 11/2018/TT-BLĐTBXH ngày 26/09/2018 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành chương trình môn học khối các môn học chung trong chương trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng.
- Môn Tiếng Anh thực hiện theo Thông tư 03/2019/TT-BLĐTBXH ngày 17/01/2019 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành chương trình môn học thuộc khối các môn học chung trong chương trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng.
4.2. Hướng dẫn xác định nội dung và thời gian cho các hoạt động ngoại khóa:
         - Để sinh viên có nhận thức đầy đủ về nghề nghiệp đang theo học, có thể bố trí cho sinh viên tham quan, học tập tại một số công ty đóng mới và sửa chữa tàu thủy, trên các loại tàu thủy;
- Ðể giáo dục truyền thống, mở rộng nhận thức và văn hóa xã hội có thể bố trí cho sinh viên tham quan một số di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng, tham gia các hoạt động xã hội tại địa phương;
- Thời gian cho hoạt động ngoại khóa được bố trí ngoài thời gian đào tạo chính khóa vào thời điểm phù hợp nhằm đạt được mục tiêu giáo dục  toàn diện cho sinh viên.
Số TT Nội dung Thời gian
1  Thể dục, thể thao  5 giờ đến 6 giờ; 17 giờ đến 18 giờ hàng ngày
2  Văn hoá, văn nghệ:
 - Qua các phương tiện thông tin đại chúng
 - Sinh hoạt tập thể

 Ngoài giờ học hàng ngày
19 giờ đến 21 giờ (một buổi/tuần)
3  Hoạt động thư viện
Ngoài giờ học, sinh viên có thể đến thư viện đọc sách và tham khảo tài liệu

Tất cả các ngày làm việc trong tuần
4 Vui chơi, giải trí và các hoạt động đoàn thể Đoàn thanh niên tổ chức các buổi giao lưu, các buổi sinh hoạt vào các tối thứ bảy, chủ nhật
5 Thăm quan, dã ngoại Mỗi học kỳ 1 lần
 4.3. Hướng dẫn tổ chức kiểm tra hết môn học, mô đun:
Thực hiện theo Quy chế Đào tạo của Trường Cao đẳng GTVT đường thủy II tại Quyết định số 898/QĐ-ĐTII ngày 11/08/2017; Thông tư số 09/2017/TT-BLĐTBXH ngày 13/3/2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định tại Điều 12 về tổ chức kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ và thi kết thúc mô học, mô đun.
- Tổ chức kiểm tra môn học, mô đun:
Tổ chức kiểm tra Hình thức kiểm tra Thời gian kiểm tra
Thường xuyên - Vấn đáp Trong giờ học
- Viết: Tự luận; trắc nghiệm; kết hợp tự luận và trắc nghiệm Không quá 30 phút
- Đánh giá mức độ thực hành, thực tập, chấm điểm bài tập và các hình thức kiểm tra, đánh giá khác Trong quá trình học theo từng môn học, mô đun
Định kỳ Theo quy định trong chương trình môn học, mô đun:  
- Viết: Tự luận, trắc nghiệm hoặc kết hợp giữa các hình thức này Từ 45 phút đến 60 phút
- Chấm điểm bài tập lớn, tiểu luận, làm bài thực hành, thực tập và các hình thức kiểm tra, đánh giá khác  
Bảo đảm trong một môn học, mô đun có ít nhất một điểm kiểm tra thường xuyên, một điểm kiểm tra định kỳ.
- Tổ chức thi kết thúc môn học, mô đun:
MH/MĐ thi Hình thức thi Thời gian thi
Lý thuyết Viết, vấn đáp, trắc nghiệm hoặc kết hợp giữa các hình thức trên Từ 60 phút đến 120 phút
Thực hành Thực hành, bài tập lớn, tiểu luận, bảo vệ kết quả thực tập theo chuyên đề hoặc kết hợp giữa các hình thức trên Từ 90 phút đến 240 phút
4.4. Hướng dẫn thi tốt nghiệp và xét công nhận tốt nghiệp:
Người học sau khi học hết chương trình đào tạo và có đủ điều kiện thì sẽ được dự thi tốt nghiệp.
Nội dung thi tốt nghiệp:
Số TT Môn thi Hình thức thi Thời gian thi
1 Chính trị Viết
Trắc nghiệm
Không quá 120 phút
Không quá 90 phút
2 Kiến thức, kỹ năng nghề:    
- Lý thuyết nghề


 
 Viết Không quá 180 phút
 Vấn đáp


Trắc nghiệm
Không quá 60 phút
(40 phút chuẩn bị và trả lời 20 phút/sinh viên)
Không quá 90 phút
- Thực hành nghề  Bài thi thực hành Không quá 8 giờ
- Mô đun tốt nghiệp (tích hợp giữa lý thuyết với thực hành)  Bài thi tích hợp lý thuyết và thực hành Không quá 8 giờ
 Hiệu trưởng Nhà trường căn cứ vào kết quả thi tốt nghiệp của người học và các quy định liên quan để xét công nhận tốt nghiệp, cấp bằng và công nhận danh hiệu kỹ sư thực hành theo quy định của trường.
4.5. Các chú ý khác:
- Trên cơ sở số môn học, mô đun trong chương trình, phòng đào tạo cùng với khoa chuyên môn xây dựng kế hoạch đào tạo của khóa học, tiến độ năm học và triển khai tiến độ thực hiện hàng tuần, hàng tháng đảm bảo mục tiêu, nội dung chương trình.
- Khi thực hiện các bài giảng cần phải tuân thủ hình thức giảng dạy theo nội dung trong chương trình.
- Đánh giá thái độ sinh viên, giáo viên bộ môn có thể dùng “ Sổ theo dõi sinh viên” để nhận xét thường xuyên của mình về từng sinh viên và cả lớp./.
 

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 5 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 5 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

zalozalozalozalozalozalo
TO ROI MAT SAU
Văn bản mới
thithuyenmaytruong
Đại hội
Liên kết website
  • Đang truy cập12
  • Hôm nay3,792
  • Tháng hiện tại12,928
  • Tổng lượt truy cập8,582,938
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây